Đó là những cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau 50 năm đất nước hoàn toàn thống nhất, từ con đường vượt đèo dốc của Trường Sơn năm xưa, đến nay, chiếc phi cơ hiện đại đưa những người lính năm nào, giờ mái tóc đã bạc, về với những cảm xúc của một thời hoa lửa.
Nhà ga hành khách Cảng HKQT Nội Bài vào sáng sớm 27/3 tràn ngập không khí hân hoan. Những cái bắt tay thật chặt, khuôn mặt tươi cười, rạng rỡ khi những người đồng đội năm xưa được gặp lại nhau. Đoàn đại biểu cựu chiến binh của Thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho hành trình ý nghĩa đến với TP Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động được Sở Nội vụ Tp. Hà Nội phối hợp với Sở Nội vụ Tp. Hồ Chí Minh tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
Hai quầy làm thủ tục ưu tiên được Vietnam Airlines bố trí riêng để phục vụ đoàn. Chị Lê Thu Phương, ca trưởng phục vụ chuyến bay VN207 của Vietnam Airlines cho biết, khi nhận được thông tin từ hãng về việc triển khai kế hoạch đón đoàn hơn 30 cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa, đơn vị đã lên các phương án để bảo đảm phục vụ đoàn một cách chu đáo, trân trọng và thân tình nhất. Màn hình hiển thị thông tin chào đón đoàn, gửi gắm sự tri ân, biết ơn, đồng thời, các nhân viên của hãng sẵn sàng phục vụ, đón tiếp, ưu tiên làm thủ tục hàng không một cách nhanh chóng, thuận tiện với mong muốn đoàn có hành trình thoải mái, an toàn, thuận lợi.
Trên chuyến bay, qua hệ thống bộ đàm, anh Trần Huy Hoàng, tiếp viên trưởng của chuyến bay VN207, thay mặt thành viên tổ bay bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các cựu chiến binh, những người đã cống hiến cả tuổi trẻ với lòng dũng cảm, kiên cường, chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Dù đã nhiều lần đến TP Hồ Chí Minh nhưng với Thiếu tướng Vũ Viết Cam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục II, chuyến đi cùng đoàn cựu chiến binh Hà Nội lần này mang ý nghĩa đặc biệt. Cảm xúc của ông vẫn vẹn nguyên niềm xúc động vào thời khắc lịch sử của ngày 30-4-1975. Khi tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Vũ Viết Cam lúc đó là Trung đoàn phó Trung đoàn 174, Sư đoàn 5 (Quân khu 7). Đơn vị của ông được giao nhiệm vụ đánh chặn bằng được Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 của ngụy quân, không để chúng chi viện cho cơ quan đầu não ở Sài Gòn. "Cấp trên yêu cầu đơn vị tôi giữ chân địch trong 3 ngày, từ 27 đến 29-4-1975 để các cánh quân của ta vào giải phóng Sài Gòn. Chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đến sáng 30-4-1975, địch phải rút về khu vực các tỉnh miền Tây. Sau đó, thông tin chiến thắng báo về, miền Nam được giải phóng, cảm xúc vỡ òa, ai cũng phấn khởi, tự hào, xúc động", Thiếu tướng Vũ Viết Cam chia sẻ.
Theo lời kể của Đại tá Phùng Bá Đam, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung đoàn 66 phối hợp cùng một số đơn vị thực hiện nhiệm vụ là lực lượng thọc sâu, đánh chiếm dinh Độc Lập. Vinh dự trực tiếp có mặt tại dinh Độc Lập vào ngày 30-4-1975, chứng kiến Tổng thống Dương Văn Minh và các thành viên nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng, đối với Đại tá Phùng Bá Đam đó là thời khắc không thể nào quên, vẫn luôn in đậm trong tâm trí với niềm tự hào khôn tả.
Sau 50 năm, được cùng các đồng đội thăm lại TP Hồ Chí Minh, trong đó có dinh Độc Lập, nơi đã ghi dấu chiến thắng lẫy lừng năm xưa, Đại tá Phùng Bá Đam càng thấy vui mừng hơn khi đất nước ngày càng phát triển, nơi từng là bom đạn, chiến tranh nay trở thành đô thị năng động, hiện đại.
Sau hơn một tiếng hành trình trên bầu trời, máy bay giảm độ cao và chuẩn bị hạ cánh xuống Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Nhìn từ cửa sổ máy bay, Đại tá Đỗ Minh Sơn, nguyên Trưởng khoa Lý luận chính trị (Học viện Kỹ thuật mật mã) nhớ lại khung cảnh sáng 30-4-1975 khi ông cùng đơn vị tiến vào giải phóng sân bay Tân Sơn Nhất và đánh thẳng vào Bộ Tổng Tham mưu ngụy.
Trước đó, ông đã tham gia Chiến dịch Tây Nguyên, giải phóng Buôn Ma Thuột và cùng với cuộc hành quân thần tốc tiến về Sài Gòn để có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất đúng ngày 30-4-1975. "Trong cuộc đời quân ngũ, biết bao nẻo đường đi qua, những mái nhà ở lại và không ít đồng đội tôi đã ngã xuống hay để lại một phần thân thể ở chiến trường, tất cả vì chiến thắng cuối cùng để đất nước hoàn Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lớp lớp thanh niên đã lên đường "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", vượt qua thác ghềnh, dốc sâu, vách cao, góp sức làm nên thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cùng nhau thăm lại Tp. Hồ Chí Minh và những địa danh lịch sử, đối với các cựu chiến binh là thêm một lần sống lại ký ức của một thời hào hùng, tiếp bước trên hành trình ý nghĩa.
Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lớp lớp thanh niên đã lên đường "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", vượt qua thác ghềnh, dốc sâu, vách cao, góp sức làm nên thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cùng nhau thăm lại Tp. Hồ Chí Minh và những địa danh lịch sử, đối với các cựu chiến binh là thêm một lần sống lại ký ức của một thời hào hùng, tiếp bước trên hành trình ý nghĩa./.
(qdnd.vn)
Thông tin từ Vietnam Airlines, Hãng và UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giai đoạn 2025-2030 nhằm thúc đẩy hoạt động quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư, thương mại và kết nối hàng không.
Tối 31/3, chuyến bay VJ7173, TPE-VDH cất cánh từ sân bay quốc tế Đài Bắc lúc 16h40, hạ cánh tại Cảng hàng không Đồng Hới lúc 19h40 (giờ địa phương) với 38 hành khách, đánh dấu mốc quan trọng trong việc mở các chuyến bay quốc tế đi và đến Cảng hàng không Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Giải thưởng Lựa chọn của Độc giả DestinAsian là một trong những giải thưởng danh giá nhất trong ngành du lịch, được tổ chức thường niên dựa trên bình chọn của độc giả.
Nhằm không ngừng mở rộng kết nối Việt Nam với thế giới và mang thế giới đến gần Việt Nam hơn, Vietjet Air tiếp tục khai trương 4 đường bay mới kết nối Hà Nội, TP.HCM với Bắc Kinh, Quảng Châu của Trung Quốc.