Đến năm 2027, bảo đảm ít nhất 70% và đến hết năm 2030, phấn đấu đạt 100% các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật.
Mục tiêu chung của Đề án là xây dựng đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Đề án đặt mục tiêu cụ thể là tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của bộ, ngành và địa phương đối với công tác xây dựng pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
Hoàn thiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; về thu hút, trọng dụng người có tài năng, tạo cơ sở để thu hút người có tài năng làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
Đến năm 2027, bảo đảm ít nhất 70% và đến hết năm 2030, phấn đấu đạt 100% các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của bộ, ngành, địa phương.
Đến năm 2027, đạt 70% và đến hết năm 2030, phấn đấu đạt 100% cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật được bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Trên cơ sở biên chế được giao, đến năm 2027 các bộ, ngành, địa phương xây dựng đội ngũ khoảng 200 công chức (tương ứng với 03 công chức/bộ, ngành và 02 công chức/địa phương) và đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 300 công chức (tương ứng với 05 công chức/bộ, ngành và 03 công chức/địa phương) có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương.
Giải pháp trọng tâm thu hút người có tài năng làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật
Đề án đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:
Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật;
Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; quy định về thu hút, trọng dụng người có tài năng trong các ngành, lĩnh vực góp phần bảo đảm chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật.
Thu hút, tuyển dụng, trọng dụng người có tài năng vào làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật;
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật;
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin và các công nghệ khác của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật;
Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật, nhằm tạo động lực cho cán bộ, công chức phát huy trí tuệ, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án.
Coi chất lượng nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật là một trong những đột phá để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật.
Đề án triển khai xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật như: tăng dung lượng kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật trong chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức tham mưu xây dựng pháp luật, tăng cường kỹ năng nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị.
Việc bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cần căn cứ vào nhu cầu thực tế, xử lý các vấn đề đặt ra trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật...
Bên cạnh đó, có chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng ở khu vực ngoài nhà nước vào làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương.
Xây dựng chương trình, kế hoạch hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước và nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng người có tài năng làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật theo yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị…/.
Năm 2024 đánh dấu một mốc son lịch sử trong hành trình vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam – kỷ niệm 80 năm ngày thành lập (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Ban chỉ đạo có chức năng là đầu mối phối hợp liên ngành giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác chuẩn bị khai thác Cảng HKQT Long Thành.
Chiều ngày 12/12, tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã chủ trì Hội nghị giao ban công tác tháng 11 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 12/2024.
Trong thời gian làm việc tại thành phố Đà Nẵng, ngày 11/12/2024 Đoàn công tác của Đại sứ quán Canada tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.