ICAO kêu gọi việc theo dõi vị trí các chuyến bay trên phạm vi toàn cầu

Chủ Nhật, 01/06/2014 - 18:30 GMT+7

 Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đang xúc tiến hệ thống theo dõi vị trí tàu bay sau khi vụ việc chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích hôm 8/3/2014.

Tuy nhiên, gần như ICAO chắc chắn sẽ ban hành các khuyến nghị về các giải pháp theo dõi vị trí tàu bay vào cuối năm 2014, thì việc ban hành các tiêu chuẩn mang tính chất bắt buộc vẫn chưa rõ ràng.
alt image
 
Tại hội nghị do ICAO tổ chức từ 12-13/5 gồm có các quan chức và đại diện đến từ hơn 40 quốc và các công ty trong ngành hàng không, Giám đốc Ủy ban không vận của ICAO Nancy Graham phát biểu: “ ngành HKDD nhất trí cao trong việc thiết lập một hệ thống theo dõi vị trí tàu bay trên toàn cầu”.
ICAO cũng xác nhận các chuyên gia ICAO đang nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế dựa trên tính năng (performance-based) và trên cơ sở ưu tiên để đảm bảo việc chấp nhận rộng rãi việc theo dõi vị trí tàu bay dân dụng thông qua hệ thống trong ngành hàng không.
Hội nghị trên đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo đó, Tổ công tác do đại diện IATA làm trưởng nhóm sẽ họp hàng tháng để đánh giá các giải pháp do các nhà thầu đề xuất. Cuộc họp đầu tiên dự kiễn sẽ diễn ra vào ngày 10/6/2014 giữa các hãng hàng không, các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, các nhà chế tạo, đại diện hiệp hội phi công và các tổ chức về an toàn hàng không.
Đề xuất nâng cấp việc theo dõi vị trí tàu bay sẽ được ban hành trước cuối tháng 9/2014, mở đường cho các hãng hàng không tự nguyện nâng cấp các hệ thống hiện tại. Việc này sẽ phải bàn đến các nội dung ICAO đã nêu trên, khái niệm về theo dõi chuyến bay trong khai thác bao quát phương pháp chia sẻ dữ liệu theo dõi cho đối tượng nào và trong những trường hợp nào.
Theo Phó Chủ tịch cao cấp của IATA Kevin Hiatt - phụ trách an toàn và khai thác bay: “Không phải toàn bộ các tàu bay đều được chế tạo và có hệ thống thiết bị giống nhau”, nên đây cũng sẽ vấn đề phức tạp khi triển khai các nhiệm vụ cụ thể.
Phương pháp theo dõi vị trí tàu bay tùy theo công nghệ sử dụng có những mức chi phí khác nhau - chi phí nâng cấp đối với một tàu bay có thể tới 100.000 đôla Mỹ cũng là vấn đề đối với các hãng hàng không.
Hiện tại đã có khoảng 30 nhà cung ứng đã đề xuất các giải pháp. Ngay trước Hội nghị của ICAO, Imarsat - công ty vệ tinh của Anh đã phát hiện ra vị trí cuối cùng của chuyến bay MH370 đã đề xuất cung cấp dịch vụ theo dõi vị trí tàu bay miễn phí cho các hãng hàng không. Ngoài ra, công ty này còn đề xuất giải pháp hộp đen dựa trên điện toán đám mây để theo dõi từ xa các dữ liệu theo thời gian thực.
Hội nghị đã tập trung thảo luận về khả năng cho phép phi hành đoàn tắt hệ thống liên lạc để ngăn chặn cháy trên tàu bay vì có giả thuyết về sự mất tích của chuyến bay MH 370 là khả năng không tặc đã khai thác tính năng tắt hệ thống phát liên lạc và định vị tàu bay (ACARS). Một đề xuất khác đang được xem xét bao gồm nội dung dữ liệu toàn cầu về theo dõi vị trí tàu bay.
Chủ tịch ICAO cũng cho biết, cơ quan này sẽ không xác nhận bất kỳ một giải pháp cụ thể nào: “ Chúng tôi chỉ đặt ra mục tiêu, các phương tiện thực hiện phải đáp ứng được mục tiêu đó và để các nhà khai thác lựa chọn phương tiện tốt nhất để đáp ứng được các mục tiêu đó.”
Các đại biểu dự Hội nghị cũng đã nhấn mạnh sự nhất trí trong việc giả quyết vấn đề này. Phó Chủ tịch IATA nhận xét  “ Đây là một nỗ lực có trách nhiệm”. “Nếu bạn nhìn vào thời hạn và mức độ gay gắt của vấn đề mà chúng tôi đang giải quyết với các công ty sau đó chuyển vấn đề sang ICAO, đây là một nỗ lực đồng bộ rất lớn để hành động một cách nhanh nhất”.
Vụ mất tích MH370 đôn đốc cộng đồng hàng không vào cuộc
Hội nghị nói trên được tổ chức chỉ sau 2 tuần thông báo. “Vụ MH 370 là vụ việc chưa từng có tiền lệ và phản ứng của chúng ta tại đây cũng vậy”, Chủ tịch ICAO phát biểu.
Chuyến bay MH 370 biến mất khỏi sự liên lạc của cơ quan kiểm soát không lưu ngày 8/3 với 239 người trên máy bay từ KUL đi PEK và công tác tìm kiếm thực hiện trên 5 triệu km2 đã tiêu tốn hàng chục triệu đôla Mỹ.
Trên thực tế, yêu cầu về việc theo dõi vị trí chuyến bay trên toàn cầu có từ năm 2009 khi chuyến bay AF447 của Air France đâm xuống Đại Tây Dương trên hành trình từ Rio de Janeiro đi Paris và phải mất 5 ngày để tìm kiếm mảnh vỡ của tàu bay A330. Sau tai nạn này, ICAO khuyến cáo các hãng hàng không nâng cấp hệ thống kết nối liên lạc với các giải pháp chi phí thấp và sử dụng các công nghệ hiện có.
Chủ tịch ICAO cho biết thêm rằng các trường hợp tương tự như thảm họa của AF447 là rất hiếm xảy ra. “Một số ít trong cộng đồng hàng đã có hành động như chúng ta đang thực hiện đối với điều rất hiếm gặp và không thể đoán trước. Tuy nhiên, bất kỳ ai hiểu biết về hàng không có thể sẽ không ngạc nhiên rằng tại sao phải chịu chi phí đến như vậy để đảm bảo an toàn nhất cho tàu bay và hành khách.”
(Kiên H.T.)