Đây
là lần đầu tiên sáng kiến này được áp dụng tại khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. Các nước tham gia ký Biên bản ghi nhớ sẽ hợp tác chia sẻ dữ liệu và
thông tin về an toàn đã được gỡ bỏ danh tính để xác định các nguy cơ và xu hướng
liên quan đến an toàn, từ đó thiết lập các biện pháp giảm thiểu nhằm quản lý
các rủi ro an toàn tốt hơn.
Sáng
kiến được đưa ra thảo luận lần đầu tại Hội nghị thượng đỉnh về An toàn hàng
không khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất tổ chức tại Singapore năm
2023. Kể từ thời điểm đó, các nước đã cùng nhau làm việc và đi đến thống nhất về
danh mục các dữ liệu và thông tin chia sẻ cho lần thử nghiệm ban đầu và các
nguyên tắc, giao thức kiểm soát bảo mật dữ liệu.
Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan nhận thấy bản chất “xuyên biên giới”
của ngành hàng không đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
hàng không dân dụng nhằm tăng cường an toàn hàng không và giải quyết các rủi ro
về an toàn. Một cách tiếp cận tập thể và có tính phối hợp, với sự tham gia chia
sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn giữa các bên liên quan sẽ đảm bảo tốt
hơn việc xác định, giải pháp và cách quản lý các vấn đề an toàn một cách hiệu
quả và kịp thời.
Theo Biên bản ghi nhớ, các nước đồng ý hợp tác và chia sẻ thường xuyên dữ liệu an toàn và thông tin an toàn từ các báo cáo sự cố an toàn nhằm các mục tiêu sau:
Nâng cao các mục tiêu của Kế hoạch An toàn hàng không khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm giảm các rủi ro khai thác và cho phép giám sát điều tiết căn cứ theo dữ liệu; Hỗ trợ các hoạt động quản lý an toàn của các nước thông qua thu thập, phân tích và trao đổi dữ liệu an toàn; Cho phép đánh giá các rủi ro an toàn hiện hữu, phát hiện các nguy cơ và rủi ro đang tăng lên, và tạo điều kiện can thiệp một cách hiệu quả và kịp thời.
Các
dữ liệu được chia sẻ được lấy từ các hệ thống báo cáo bắt buộc của từng nước, với
phạm vi bao gồm các hoạt động vận tải hàng không thương mại nội địa và quốc tế
có lịch trình, dựa vào các sự cố được các nhà cung cấp dịch vụ của nước đó báo
cáo, bao gồm các hãng hàng không, các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động
bay và các nhà khai thác cảng.
Phạm vi chia sẻ ban đầu bao gồm 7 danh mục: Cảnh báo từ Hệ thống chống va chạm trên không; Lệch khỏi mực bay được KSVKL ấn định; Kích hoạt Hệ thống cảnh báo khoảng cách gần mặt đất và Hệ thống cảnh báo và nhận biết địa hình; Nhiễu động nguy hiểm; Gió đứt; Va chạm với chim và các sự cố về hàng hóa nguy hiểm.
Các
loại sự cố và các trường dữ liệu được chia sẻ có thể được điều chỉnh trong quá
trình triển khai thực hiện MOU nếu có sự thống nhất của các bên.
Biên
bản ghi nhớ cũng đưa ra các nguyên tắc chia sẻ thông tin an toàn và dữ liệu an
toàn hàng không khu vực, trong đó bao gồm nguyên tắc gộp chung và gỡ bỏ danh
tính trước khi chia sẻ và các nước tham gia được bảo lưu quyền sở hữu về dữ liệu
an toàn và thông tin an toàn mà mình đã cung cấp.
Các
nước tham gia chia sẻ dữ liệu và thông tin an toàn hàng không đều bày tỏ hi vọng
Biên bản ghi nhớ sẽ tạo cơ sở để các nước tiếp tục đóng góp hiệu quả vào một
ngành hàng không an toàn, bền vững của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông
Han Kok Juan, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Singapore chia sẻ: “Sáng kiến
này có ý nghĩa quan trọng để các quốc gia có thể chia sẻ dữ liệu và thông tin
an toàn nhằm có được sự thực thi an toàn tốt hơn cho tất cả các bên.
Điều
này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự tin tưởng giữa các quốc gia
liên quan, cam kết chung về an toàn hàng không và các giao thức để bảo vệ tính
bảo mật.
Chúng
tôi hi vọng rằng việc triển khai sáng kiến đầu tiên kiểu này trong khu vực
này sẽ là chất xúc tác và minh chứng để thu hút nhiều quốc gia hơn tham gia hợp
tác, với mục tiêu chung là đảm bảo bầu trời an toàn cho công chúng đi lại bằng
đường hàng không”./.
(vatm.vn)