Tuyên bố chung Mát-xcơ-va chống lại việc Liên minh Châu Âu áp đặt thuế đối với phát thải các-bon

Chủ Nhật, 01/04/2012 - 23:46 GMT+7

 Một nhóm 23 quốc gia gặp nhau ở Mát-xcơ-va trong tháng 2 vừa qua đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị Mát-xcơ-va đối với Chương trình phát thải thương mại của Liên minh Châu Âu (EU ETS), trong đó nêu quan điểm rằng Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên phải chấm dứt áp dụng các chỉ thị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị quyết định kêu gọi các nước thành viên Liên minh Châu Âu làm việc trong ICAO cần tiếp cận đa phương để giải quyết lượng khí thải hàng không dân dụng quốc tế, trao đổi thông tin về các biện pháp được thông qua và sẽ được thông qua bởi mỗi quốc gia thành viên không thuộc Liên minh Châu Âu và tiếp tục các nỗ lực chung để đạt được sự tiến bộ tại ICAO trong giải quyết lượng khí thải hàng không dân dụng quốc tế. 

Các nước cũng đã xem xét các biện pháp nêu trong một tập tin đính kèm Tuyên bố chung, trong đó bao gồm: bắt đầu thủ tục tố tụng theo quy định tại Điều 84 (giải quyết tranh chấp) của Công ước Chicago; cấm các hãng hàng không và các nhà khai thác tham gia EU ETS, đánh giá cho dù EU ETS là phù hợp với các Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới và áp đặt các khoản phụ thu đối với Liên minh Châu Âu về vận chuyển và khai thác tàu bay như một hình thức biện pháp đối phó. 

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Robert Hormats nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ chưa quyết định một kế hoạch hành động cụ thể. Thứ trưởng Bộ GTVT LB Nga Valery Okulov cho biết quốc gia của ông có thể ngừng việc cấp phép bay qua Siberia đối với các hãng hàng không của Liên minh Châu Âu. "Chúng tôi muốn các biện pháp thương mại đối với khí thải các-bon của Liên minh Châu Âu phải hủy bỏ hoặc hoãn lại", cựu Giám đốc điều hành Aeroflot phát biểu. 

Cao ủy về khí hậu của Liên minh Châu Âu Connie Hedegaard vẫn kiên trì trên quan điểm quy định của pháp luật và thách thức đối thủ để đi đến một giải pháp thay thế mang tính xây dựng để hạn chế lượng khí thải từ hàng không.

Các quan chức Liên minh Châu Âu phản đối việc đề ra và thực thi các biện pháp phân biệt đối xử gây tổn hại cho công ty của Liên minh Châu Âu và bày tỏ mối quan ngại về một cuộc chiến thương mại. 

"Tình trạng này là hoàn toàn không thể chấp nhận được", Tổng thư ký Hiệp hội các hãng hàng không Châu Âu Ulrich Schulte-Strathaus phát biểu. "Các hãng HK không thể trở thành một mục tiêu cho hành động trả đũa, kích hoạt bởi một trận chiến của chủ quyền đối với chính sách Châu Âu. Chúng ta cần cả hai bên để tập trung vào cốt lõi mục tiêu quản lý hàng không toàn cầu phát thải chứ không phải là chiến thắng một trận chiến của chủ quyền"./.

(Theo WAS)