Airbus đối phó với làn sóng máy bay giá rẻ từ Trung Quốc

Thứ Ba, 16/07/2024 - 13:52 GMT+7

Máy bay C919 của Comac, đối thủ cạnh tranh với mẫu A320 bán chạy nhất của Airbus, đã đi vào hoạt động cách đây một năm sau 15 năm lên kế hoạch và đã nhận được gần 1.000 đơn đặt hàng hoặc cam kết mua.

Airbus - hãng sản xuất máy bay lớn nhất châu Âu - đang nỗ lực tăng cường năng suất và giảm chi phí trên mỗi máy bay để chuẩn bị cho đợt xuất khẩu dự kiến từ tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc Comac.


Comac đang tìm cách khẳng định mình là một thế lực lớn trong lĩnh vực hàng không phương Tây.


Một số vị trí việc làm của Airbus có thể bị cắt giảm, mặc dù kế hoạch trên không đồng nghĩa với chương trình sa thải chính thức.


Bản ghi nhớ của Boeing vừa được các nhà lãnh đạo gửi tới nhân viên nhấn mạnh sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhà nước Trung Quốc đối với Comac và thị trường nội địa lớn, đồng thời cảnh báo rằng Boeing có khả năng sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng an toàn hiện tại liên quan tới dòng máy bay 737 Max.


Máy bay C919 của Comac, đối thủ cạnh tranh với mẫu A320 bán chạy nhất của Airbus, đã đi vào hoạt động cách đây một năm sau 15 năm lên kế hoạch và đã nhận được gần 1.000 đơn đặt hàng hoặc cam kết mua.

 
(Máy bay C919 trưng bày tại sân bay Vân Đồn. Ảnh: TTXVN)

 

Cho đến nay, hầu hết đơn đặt hàng của Comac đều đến từ các hãng hàng không Trung Quốc hoặc các công ty cho thuê máy bay.

 

Trong khi đó, Airbus đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các mục tiêu sản xuất do những "nút thắt cổ chai" ở các nhà cung cấp chính gây ảnh hưởng đến tỷ lệ chế tạo hàng tháng.

 

Tháng trước, công ty châu Âu này đã cắt giảm dự báo giao hàng cả năm từ 800 máy bay xuống khoảng 770 chiếc và lùi mục tiêu sản xuất 75 máy bay A320 mỗi tháng sang năm 2027.

 

Sự chậm trễ này đã hạn chế khả năng của Airbus trong việc giảm lượng máy bay A320 trong tình trạng tồn đọng sản xuất từ sáu năm qua.

 

Điều đó khiến việc đáp ứng các đơn hàng mới cho máy bay này trở nên khó khăn, tạo động lực cho Comac và Boeing.Airbus có trụ sở chính tại Toulouse, Pháp và có các dây chuyền lắp ráp máy bay ở Pháp, Đức, Mỹ và Trung Quốc.

 

Sản xuất và thiết kế cánh được đặt tại các nhà máy gần Chester và Bristol (Anh).Comac hy vọng nhiều hãng hàng không hơn sẽ chuyển sang sử dụng máy bay của họ như một lựa chọn thay thế rẻ hơn và sẵn có.

 

Các nhà chức trách châu Âu và Mỹ đã chỉ ra rằng có thể mất nhiều năm để C919 giành được sự chấp thuận và phát triển thêm các mẫu máy bay mới trước khi nó trở thành mối đe dọa toàn cầu đối với Airbus và Boeing./.

(TTXVN/Vietnam+)