Theo đó, việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát. Rà soát văn bản phải được tuân thủ theo nội dung, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành quy phạm pháp luật và các Nghị định quy định chi tiết; xử lý, kiến nghị xử lý kịp thời kết quả rà soát.
Việc tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát; điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên sau thời điểm ban hành.
Ngoài ra, việc rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 142 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được xác định căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả điều tra, khảo sát và thông tin thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát.
Việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành khác yêu cầu; công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực Văn bản quy phạm pháp luật được xác định hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định.