Theo đó, khu nhà ga hành khách giai đoạn đến năm 2025 sẽ nâng cấp, mở rộng nhà ga hành khách hiện hữu từ 300.0000 hành khách/năm lên 500.000 khách/năm.
Nhà ga hàng hóa bố trí chung trong nhà ga hành khách; sử dụng một phần nhà xe ngoại trường để tập kết và xử lý hàng hóa khi có nhu cầu, đồng thời mở rộng sân đỗ ô tô hiện hữu để đồng bộ với công trình mở rộng nhà ga.
Đối với các công trình khu bay, điều chỉnh kích thước dải hãm phanh đầu (stopway) của đầu 17 đường cất hạ cánh thành 80mx60m; điều chỉnh kích thước dải cất hạ cánh thành 280m x 2.700m; xây dựng 01 đường lăn đồng bộ với đường cất hạ cánh 35-17 nối vào sân đỗ máy bay dân dụng mới, chiều rộng của đường lăn rộng 15m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng và lề vật liệu 2 bên, mỗi bên rộng 0,5m; xử lý hố bom mìn đồng bộ khi xây dựng đường cất hạ cánh 35-17 vị trí gần phạm vi sân quay đầu 17 của đường cất hạ cánh, phía ngoài dải san gạtcủa đường cất hạ cánh.
Đối với khu công trình quản lý, điều hành bay, đầu tư xây mới trạm quan trắc khí tượng tự động AWOS đồng bộ với đường cất hạ cánh 35-17.
Đối với khu công trình kỹ thuật, xây dựng nhà xe kỹ thuật ngoại trường theo đúng vị trí quy hoạch, kết hợp là trạm khẩn nguy cứu hỏa khi có nhu cầu; công trình phụ trợ cho khu vực nhà ga hành khách gồm các hạng mục cấp điện, cấp nước, thoát nước, trạm xử lý nước thải…. bổ sung hoặc cải tạo, nâng cấp đáp ứng đồng bộ với nhà ga hành khách.
Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, quản lý và thực hiện quy hoạch theo quy định; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phù hợp với quy định hiện hành, đồng thời rà soát, hoàn thiện hồ sơ, bản vẽ quy hoạch đảm bảo phù hợp với quy mô, công suất khai thác theo quy hoạch được phê duyệt.
Các nội dung khác giữ nguyên như Quyết định số 2501/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Nội dung chi tiết xem tại đây./.