Đợt đầu tiên trong 3 đợt chạy thử của hợp đồng 9 triệu đôla Mỹ SE-2020 do nhà thầu chính ITT Exelis thực hiện vào tháng 4 năm 2012. DTAP đã hoạt động thử tại các cảng HKQT Newark Liberty và Atlanta Hartfield để trình diễn việc trao đổi các điện văn dữ liệu số giữa kiểm soát viên không lưu đài chỉ huy và phi công.
Thales đã cung cấp giải pháp tự động hóa cho Trung tâm kỹ thuật William J Hughes của FAA tại thành phố Atlantic năm 2012. Tiếp theo là Memphis, tại đó các tàu bay chở hàng của FedEx được trang bị hệ thống dẫn đường tương lai (FANS 1/A) có khả năng liên kết dữ liệu sẽ tiến hành thử nghiệm trước. Nền tảng hỗ trợ việc khai thác các điện văn trước khi cất cánh và nhận huấn lệnh khởi hành trên mặt đất sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu có khả năng tích hợp hoàn toàn với hệ thống điều khiển chuyến bay (FMS).
Các huấn lệnh dữ liệu số nằm trong mục tiêu ngắn hạn được Nhóm công tác 5 RTCA của FAA xác định nhằm tìm kiếm các lợi ích của việc sớm thông qua công nghệ mới NextGen. Truyền thông dữ liệu chính xác hơn, nhanh hơn giữa KSVKL và phi công sẽ giảm việc trao đổi thoại và cung cấp thông tin trực tiếp lên màn hình của KSVKL.
Nền tảng mới hỗ trợ việc chuyển cùng một lúc các huấn lệnh dữ liệu số. Trước đây chỉ có thể cấp một huấn lệnh trước khi khởi hành (PDC) qua hệ thống báo cáo và địa chỉ liên lạc với tàu bay (ACARS). Trong khi hệ thống này cung cấp dữ liệu kiểu này đã được sử dụng hơn mười năm, nền tảng DTAP hỗ trợ các sửa đổi dạng điện tử trước đây chỉ với âm thoại có thể. Công nghệ mới mà nhiều nước trên thế giới đã đưa vào sử dụng có thể hỗ trợ các loại sửa đổi khi thời tiết, đường bay hoặc các lý do khác yêu cầu. Các chuyến bay có thể phóng hành sớm hơn với các sửa đổi vì chúng có thể được phối hợp giữa phi công và cơ quan không lưu hiệu quả hơn so với hiệp đồng bằng thoại trước đây. FAA đang tiến hành thử nghiệm DTAP để xác nhận tính hợp lệ của dịch vụ cấp điện văn huấn lệnh khởi hành mới.
Hệ thống tự động hóa của Thales phù hợp với trên 80% các yêu cầu của FAA và có thể cung ứng ngay cho Trung tâm kỹ thuật trong vòng 1 tháng sau khi ký kết hợp đồng. Còn lại, Thales có thể điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của FAA về kỹ thuật, khai thác và an toàn. DTAP là nền tảng tự động hóa đầu tiên của Thales được đưa vào khai thác tại Mỹ và được coi là bước đột phá của Hãng này.
FAA có quan điểm rằng các yêu cầu về công nghệ có thể được đáp ứng với những gì đã có. Tuy nhiên, Thales đã điều chỉnh lại giao diện người dùng với giá phải chăng và thời gian tương đối nhanh. Hãng bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, an ninh và khai thác, cũng như tiếp cận thị trường nhanh hơn với những khả năng mới và chi phí tốt hơn.
FAA dự kiến triển khai truyền thông dữ liệu đối với điện văn huấn lệnh khởi hành tại các đài chỉ huy kể từ năm 2015.
Thales còn tham gia liên danh với Hãng Harris (Mỹ) trong hợp đồng trị giá 331 triệu đôla Mỹ được FAA lựa chọn để cung cấp dịch vụ tích hợp truyền thông dữ liệu (DCIS) vào tháng 9 năm 2012. Trong hợp đồng này, Thales cung cấp thiết kế hệ thống tự động. DCIS bao gồm cả các trình diễn tiếp theo trong môi trường khu vực tiếp cận và đường dài và FAA đang xem xét việc quyết định có phân kỳ chuyển DTAP tại Newark và Atlanta vào chương trình DCIS hay không./.